CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ NĂM TUẦN XXV MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Lc 9,7-9
Noel Quesson - Chú Giải
Bài đọc I : Gv 1,2-11
Trong các loại sách "triết ngôn", sách Giảng viên (Qohelet theo tiếng Hypri) ngày nay còn nổi tiếng, vì vẫn diễn tả được
một số tình cảm nhân bản nhất của thời đại chúng ta bằng một thứ ngôn ngữ đầy thú vị : Sự vỡ mộng nỗi buồn chán... cảnh nặng nề của thân phận con người...cái phi lý hiển nhiên của cuộc sống và cái chết.
Phù vân trên các phù vân, tất cả là phù vân !
Đó là đề tài chung của toàn bộ cuốn sách .. Không có gì làm thỏa mãn hoàn toàn con người : thú vui, giàu sang, công việc không gì bảo đảm hạnh phúc cho con người.
Tác giả của các luận điệu, chán ngán này, sống vào thế kỷ III trước Chúa Giáng Sinh, vào một thời văn minh phồn thịnh, văn minh Hy lạp, mà nhiều người đồng thời háo hức chạy theo cuộc sống dễ dãi đầy đủ tiện nghi và cả sự xa hoa của nền văn minh Hy lạp.
Tất cả đều giả dối... hư ảo... trống rỗng... Không làm thỏa mãn.
Lợi gì cho con người mà phải lao nhọc dưới ánh mặt trời ?
váy Yếu dưới' ánh sáng mặt trời ', nghĩa là ' dưới
Đúng vậy, nếu "dưới ánh sáng mặt trời", nghĩa là "dưới thế này", người ta chỉ tìm ý nghĩa của cuộc sống nhân loại...thì không có.
Nếu người ta chỉ sử dụng ánh sáng mặt trời để xem cuộc đời có đáng gì không…thì phải kết luận rằng đời không đáng sống.
Nếu con người chỉ nhờ con người để soi dẫn nó, biết nó là ai và nó đi đâu, thì bấy giờ mọi sự là phù vân, mọi sự là nhàm chán và ảm đạm. . . Không có ích lợi gì !
Chỉ có sự mạc khải của Thiên Chúa mới lấp đầy lỗ hổng mà lòng chán ngán cuộc sống trần thế đào sâu trong ta. Bao lâu người ta còn có ảo tưởng rằng cuộc đời đem lại hạnh phúc trọn vẹn "dưới ánh mặt trời" thì người ta có nguy cơ vẫn chỉ sống tầm thường.
Sự thao thực lại càng tăng nên trước quan niệm bi thảm của sách Giảng viên. Chúng ta có biết trực diện với cuộc sống nơi chúng ta và các trào lưu đương thời....Không phải để chiều theo đó cách bệnh hoạn, nhưng để tìm thấy trong đó có một sự mong đợi mục đích và ý nghĩa đích thực cuối cùng của con
Người, và điểm này chỉ có trong Thiên Chúa mà thôi sao ?
Quả tim của con người được tạo dựng để yêu mến Thiên Chúa : Sẽ không có gì khác làm nó toại nguyện…nó không thể thỏa mãn với những thứ vụn vặt của đời tạm này mà chỉ một mình Thiên Chúa mới lấp đầy con người.
Mặt trời mọc lên rồi lại lặn xuống... Gió thổi hướng Nam rồi quay về hướng Bắc... Tất cả sông ngòi đều chạy ra biển mà biển không tràn...mọi sự đều buồn chán không ai nói được rằng mắt đã ngán thấy và tai đã ngán nghe.
Sự mô tả đầy hiện thực sáng sủa : người ta có cảm tưởng rằng không có gì tiến triển và mọi sự đều lặp đi lặp lại không ngừng. Không có gì chán nản hơn nữa cho con người, khi có cảm tưởng mình sống vô ích, không làm được tích sự gì. Cái đặc điểm "tuần hoàn" của cuộc đời, cho ta có cảm giác đích xác này là bị nhốt trong một cái vòng "luẩn quẩn". Ai sẽ cắt đứt cái vòng này ? Con người có "lối thoát' nào không ? Với kinh nghiệm, tác giả biết rõ, rằng lối thoát này không có ở trong sự thỏa mãn xác thịt : mắt, tai và các ngũ quan của ta, không bao giờ thỏa mãn, nó cứ ước mơ mãi.
Không có gì mới lạ dưới ánh mặt trời... Nếu có người nói : "Coi kìa, cái này mới ! Thì cũng là cái đã có từ trước, mà chỉ không ai còn nhớ đó thôi".
Khi người ta tưởng mình khám phá ra cái gì mới thì chính là trí nhớ mình đã kém đi.
Lạy Chúa, xin ban cho con sự sáng suốt này để khơi dậy trong lòng khao khát Chúa.
Bài đọc II : Hg 1, 1-8
Ngày mồng một tháng sáu năm thứ hai triều đại vua Đariô, lời Chúa sai tiên tri Haggai.
Lời Thiên Chúa không phải vô thời gian, nó đăng ký nhập cuộc vào một thực tại cụ thể có niên biểu. Haggai khởi sự sứ vụ ngày 1 tháng 8 năm 520. Suốt trong năm tháng, với cuối tháng mười hai, ông sắp nói trên chỗ tại Giêrusalem. HÔM NAY... ( đặt vào đây dấu bưu điện ghi ngày tháng) Thiên Chúa có vài điều để nói với tôi.
Lời Chúa nói với Giorobabel, khâm sai sứ Giuđa, và cho Giosua, thầy cả thượng phẩm.
Giorobabel chỉ là một viên chức nhỏ, một trong hai trăm năm chục trong toàn bộ cuộc cai trị rộng lớn của Ba Tư. Giosua chỉ là một. phụ tá tư tế khốn khổ của một đền thờ bị phá hủy. Người ta đã từ cuộc lưu đày trở về đã mười tám năm. Nhưng trước hết người ta đã ổn định về vật chất : còn Thiên Chúa là Đấng vĩ đại bị bỏ quên…
Nếu Thiên Chúa mở lời, trước hết là qua những hoàn cảnh, những biến cố.
Đây Chúa các đạo binh phán : "Dân này nói chưa đến lúc xây cất đền thờ Chúa".
Đây lại không phải là thái độ của thế giới tân tiến chúng ta, của tôi hay sao ? Sống cái đa, làm việc đã, kiếm tiền đã...rồi cầu nguyện sau. Người ta không có giờ đi dâng lễ, bạn hiểu thế chứ. Sáng Chúa nhật, có bao việc phải làm. Làm sao bạn muốn cho tôi cầu nguyện hằng ngày được ? Tôi không có được một phút !
Và có lời Chúa phán rằng : "Chớ thì đến lúc các ngươi cư ngụ trong nhà ấm cúng, và để đền thờ này hoang vu sao ?".
Thật vậy ! Dân Do thái lưu đày trở về và đã bắt đầu xây cất nhà cao cửa đẹp và trong khi đó, đền thờ chỉ là một đống đá vôi Thiên Chúa được phục vụ sau chót.
Các ngươi hãy lưu tâm đến đường lối các ngươi. Các ngươi đã gieo nhiều mà thu lại ít, các ngươi ăn không no, đã uống không say, đã mặc không ấm, kẻ nhận tiền công, lại bỏ vào túi lủng.
Các hình ảnh chất vấn.
Bạn làm việc ! Bạn tự sát vì công việc ! Nhưng thật sự vì cái gì ? thực sự, đời bạn vô nghĩa. Làm việc, tiêu thụ, ích lợi gì, nếu không có một mục đích cốt yếu hơn trong mọi sự đó. Ăn uống, kiếm tiền. Điều đó không đủ cho người ta. Điều đó con người theo cơn đói cơn khát của họ.
Các ngươi hãy lưu tâm đến đường lối các ngươi.
Đã hai lần, lời này được gióng lên : " Hãy lưu tâm". Phải, cần vượt qua cái tức thời. Phải đi xa hơn, phải suy nghĩ.
Hãy lên núi mang gỗ về xây cất đền thờ : "Như thế sẽ đẹp lòng Ta và Ta sẽ được tôn vinh".
Hãy thức dậy ! Bắt tay vào việc. Hãy để một chỗ cho Chúa trong đời bạn. Hãy đặt Người vào trung tâm. Hãy tái lập một "Sự hiện Diện" của Thiên Chúa trong thành phố, giữa lòng cuộc sống bạn.
Không ngừng cần lập lại sự hiệp nhất giữa "đời sống" và "nghi thức"
BÀI TIN MỪNG : Lc 9,7-8
Tiểu vương Hêrôđê nghe biết tất cả những gì đã xảy ra...
Danh tiếng của Đức Giêsu đang lan tràn.
Ngày nay, những hiện tượng kỳ lạ trong dư luận cũng giữ một tầm quan trọng rất lớn với truyền thanh, truyền hình, báo chí.
Đó là một sự kiện. Tôi có chú ý đến điều đó không ?
Ông phân vân lắm.
Trước một thông tin đưa đến, ta cũng thường gặp bối rối như thế. Dư luận chuyển mang cả điều tốt lẫn điều xấu nhất, cũng như mọi con sông chuyên chở nước trong lành và cả chất độc hại ô nhớ.
Đặc biệt, đối với những gì đề cập đến đời sống Giáo Hội, những tin tức chỉ có thể cung cấp những trạng huống bên ngoài : các Kitô hữu cần quen dần trong việc lựa chọn lọc và giải thích các biến cố.
Hêrôđê, đứng trước những đồn đại liên quan đến Đức Giêsu, cảm thấy "phân vân".
Thật vậy có kẻ nói : "Đó là ông Gioan từ cõi chết trỗi dậy". Kẻ khác nói : "ông Êlia xuất hiện đấy!". Kẻ khác nữa lại nói : "Đó là một ngôn sứ thời xưa sống lại".
Niềm tin trong dân gian dễ thành cả tin. Người ta dễ dàng "nhận ra những dấu lạ điềm thiêng khắp nơi.
Hơn nữa, nơi những người Do thái thời đó, sự chờ đợi ngày thế mạt rất mạnh, đến nỗi người ta dễ coi một số hiện tượng đều là dấu chỉ báo trước Đấng Cứu Thế. Nơi một dân tộc luôn coi nhiều điều là lạ kỳ, thì người ta không thể bỏ qua hiện tượng các ngôn sứ, những người "nói nhân danh Thiên Chúa" Và vì đã từ lâu không thấy xuất hiện các ngôn sứ nên họ háo hức mong đợi Thiên Chúa phá tan sự thinh lặng của Người, và cho họ nghe lai Tiếng Nói cao cả của Người qua một người được linh ứng : chớ gì xuất hiện một Môsê mới, một Elia mới !
Ít ra điều đó minh chứng rằng, Đức Giêsu trước hết đã xuất hiện với người đồng thời như một ngôn sứ. . . một phát ngôn viên của Thiên Chúa... một kẻ biết phê phán các biến cố, để đọc được ý nghĩa của Thiên Chúa chứa đựng trong đó.
Giáo Hội sơ khai đã biết rõ "ơn ngôn sứ" đó (Mt 7,22 ; 10 41 ; Cv 11,27-28 ; 13,1 ; 15,32 ; 21,9 ; 1 Cr 12,29 ; 14,l). Và Thánh Phaolô còn đi xa hơn, khi Người đòi hỏi các tín hữu hãy "mong ước cho được ơn ngôn sứ" (1 Cr 14,39). Quả thực, Giáo hội kéo đài hoạt động ngôn sứ của Đức Giêsu. Như Đức Giêsu Giáo Hội thực sự nói nhân danh Thiên Chúa và giải thích những "dấu chỉ thời đại" tốt có chăm chú lắng nghe các Ngôn sứ mà hôm nay Chúa đến không ? tôi có tỏ ra ngoan ngoãn vâng nghe các lời ngôn sứ và những tác động được linh hứng của Giáo Hội hiện thời không ?
Còn vua Hêrôđê thì nói : "Ông Gioan. Ta đây đã cho chém đầu rồi ! Vậy thì ông ấy là ai mà Ta nghe đồn những chuyện như thế ?"
Một trong những cách nói về Thiên Chúa, đó là "tiếng nói của lương tâm chúng ta". Hêrôđê không có lương tâm bình ổn. Từ trong thẳm sâu, một tiếng nói vang lên nhắc nhở ông đến tội ác.
Lạy Chúa, xin giúp mọi người biết lắng nghe tiếng nói của lương tâm mình. Đối với nhiều người ngoại và những kẻ không tin, thì đó là con đường đích thực của ơn cứu độ. "Dân ngoại là những người không có Môsê, nhưng mỗi khi họ theo lẽ tự nhiên, mà làm những gì Luật dạy, thì họ là luật cho chính mình, mặc dầu họ không có Luật Môsê. Họ cho thấy điều gì luật đòi hỏi, thì đã được ghi khắc trong lòng họ. Lương tâm họ cũng chứng thực điều đó... " (Rm 2,14-15).
Rồi vua tìm cách gặp Đức Giêsu.
Một hối hận thực sự, một lo lắng do tiếng nói của lương tâm mình. . . có thể dẫn đến Đức Giêsu. Một ngày kia, biến cố sẽ xảy ra (Lc 23,7), và Hêrôđê sẽ gặp Đức Kitô : đó là trong cuộc Thụ Khổ, khi Đức Giêsu ở vào tư thế kẻ bị kết án.
Lúc đó, Hêrôđê sẽ không nhận ra Người. Ông ta không để ý đến biến cố đã được báo cáo cho ông trước đó. Chúng ta đã bỏ qua cuộc gặp gỡ Thiên Chúa bao nhiêu lần ?
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
Vua Hêrôđê và Đức Giêsu
HOÀN CẢNH :
Câu chuyện những dư luận về Đức Giêsu được thánh sử Luca đặt sau cuộc thực tập truyền giáo của các tông đồ, để minh chứng rằng Đức Giêsu thật là vị tiên tri họ đang trông đợi.
Ýchính :
Bài Tin Mừng hôm nay của thánh sử Luca ghi lại ý chính của vua Hê-rô-đê và dư luận của dân chúng về Đức Giêsu, để nhấn mạnh Đức Giêsu thật là vị tiên tri mà người ta đang mong đợi.
TÌM HIỂU:
7-8 "Tiểu vương Hê-rô-đê nghe biết…" :
Từ khi Gioan tẩy giả bị chém đầu (Mc 6, 21-26), danh tiếng Đức Giêsu càng được thiên hạ đồn đi khắp nơi, khiến cho tiểu vương Hê-rô-đê đang cai trị miền Galiê rất lo ngại. Những dư luận khác nhau về Đức Giêsu :
- "Đó là ông Gioan từ cõi chết trỗi dậy" : vì có người đã nói : "Thầy là ông Gioan tẩy giả" (9, 19).
- "Kẻ khác nói ông Elia xuất hiện đấy" : vì theo ngôn sứ Malakhi (3,23-24), vì người ta chờ đợi ông Êlia phải đến để dọn đường cho Đấng Mêsia trước.
- "Có kẻ đã nói : đó là một ngôn sứ thời xưa sống lại" : vì họ thấy nơi Đức Giêsu hình ảnh của vị ngôn sứ nào đó thời xưa.
Tất cả những dư luận trên đây, tuy chưa nhận thức đúng về Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế, nhưng cũng đã nhận ra Đức Giêsu là vị ngôn sứ đích thực.
9 "Còn vua Hê-rô-đê thì nói…" :
Giữa những dư luận khác nhau ấy về Đức Giêsu , Hê-rô-đê cảm thấy phân vân, ít ra là trong việc đồng hóa Đức Giêsu với Gioan Tẩy Giả. Ong tự trấn an bằng cách nói rằng : "Ông Gioan ta đây đã chém đầu rồi"
Theo Tin Mừng Mt 14,2 và Mc 6,14. Hê-rô-đê tin rằng Đức Giêsu chính là Gioan Tẩy Giả phục sinh và chính ông này đang làm những điều kỳ diệu nơi con người của Đức Giêsu. Nhưng theo Tin Mừng của Luca ở đây, thì lúc này Hê-rô-đê chưa xác tín như vậy hoặc ít ra cũng bán tín bán nghi.
Vì thế, ông đã tìm cách gặp Đức Giêsu. Nhưng ước vọng này phát xuất từ tính hiếu kỳ, tò mò và sợ mất ảnh hưởng, chứ không phải do sự cảm phục để Đức Giêsu tỏ mình ra cho ông. Hê-rô-đê sẽ chỉ gặp Đức Giêsu trong cuộc khổ nạn mà thôi (Lc 23,8)
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG :
Suy niệm bài Tin Mừng hôm nay giúp chúng ta có những nhận thức và áp dụng như sau :
1. Óc háo danh và ham địa vị đã khiến Hê-rô-đê nghi ngờ về Chúa Giêsu. Kinh nghiệm trong đời sống xã hội, đời sống cộng đoàn, tính háo danh và ham địa vị thường gây nên sự nghi ngờ và ghen tương lẫn nhau.
2. Trước những dư luận khác nhau về Chúa Giêsu , Hê-rô-đê bối rối vì ông đã không có thiện chí tìm sự thật về Chúa Giêsu. Cũng vậy, vì chưa có niềm tin vững chắc vào tình thương và quyền năng của Thiên Chúa mà chúng ta tôn thờ, nên chúng ta thường hay bối rối, do dự và phân vân khi gặp những thử thách, những cám dỗ và những lôi cuốn của thế gian.
3. Khi thấy danh tiếng và ảnh hưởng của Chúa Giêsu đối với dân chúng đang lan tràn như vậy, Hê-rô-đê đã tỏ ra sợ hãi vì sợ mất ảnh hưởng , mất địa vị nên sinh ra bối rối bất an.
Khi chúng ta tự mãn về mình và khép kín trước những sự thật về tha nhân trong những thành công của họ, chúng ta thường bối rối, bất an trong tâm hồn vì sợ mình bị mất mát và thua kém vì ghen tuông, vì thấy người ta hơn mình.
4. Thái độ của Hê-rô-đê về con người của Chúa Giêsu là điển hình của những phản ứng khác nhau của con người. Mãi mãi Chúa Giêsu vẫn khơi dậy những câu hỏi trong lòng con người : "ông này là ai ? "
5. Đứng trước những quan niệm khác nhau của người đời về Thiên Chúa, Chúa mời gọi mỗi người chúng ta trả lời câu hỏi người ta đặt ra cho các tông đồ "còn chúng con chúng con bảo Thầy là ai ?"
6. Rút kinh nghiệm qua ước mong bất chính của Hê-rô-đê đến tìm gặp Chúa Giêsu, chúng ta hãy đến với Chúa trong những giờ cầu nguyện, không phải do thói quen, do sự thúc đẩy muốn tìm một mối lợi trần thế… nhưng do niềm tin, lòng cậy trông và tình yêu mến của một thụ tạo đến với Đấng tạo thành, của một con người đến với Cha của mình, và của một kẻ hèn kém yếu đuối, bé mọn đến tìm sự nương tựa và sức sống nơi danh Chúa vì ơn phù trợ chúng ta ở nơi Danh Chúa.
7. Tôi có đọc Tin Mừng vì ước ao tìm giáo huấn của Chúa để sống theo Chúa hay đọc vì tò mò thỏa mãn cho tri thức và lòng đạo đức vụ hình thức của mình ?